Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Tháp

Tổng quan Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Tháp

Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Tháp bao trùm một phần thành phố Hồng Ngự và 2 huyện: Hồng Ngự, Tân Hồng với tổng diện tích 319,36 km². Khu kinh tế cửa khẩu này có 48,7 km đường biên giới Việt Nam – Campuchia, với 2 cửa khẩu quốc tế là Thường Phước (huyện Hồng Ngự) và Dinh Bà (huyện Tân Hồng) cùng 5 cửa khẩu phụ. Địa phương Campuchia giáp với khu kinh tế này là tỉnh Prey Veng. Khu kinh tế cửa khẩu thuộc tỉnh Đồng Tháp này còn tiếp giáp với các tỉnh An Giang, Long An. Sông Tiền chảy qua phía Đông của khu kinh tế cửa khẩu.

Đầu tư vào khu kinh tế cửa khẩu Đồng Tháp được hưởng các ưu đãi quy định tại Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008. Bản thân việc phát triển khu kinh tế cửa khẩu này cũng được chính phủ Việt Nam quan tâm hơn các khu kinh tế cửa khẩu nói chung, thể hiện tại Quyết định 33/2009/QĐ-TTg.

Ngày 10/1, tại cửa khẩu quốc tế Dinh Bà, huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp công bố Quy hoạch khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Đồng Tháp đến năm 2030 với quy mô gần 32.000ha.

Ngày 10/1, tại cửa khẩu quốc tế Dinh Bà, huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp công bố Quy hoạch khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Đồng Tháp đến năm 2030 với quy mô gần 32.000ha.

Phạm vi quy hoạch bao gồm 15 xã, phường gồm An Lộc, An Thịnh, An Lạc, Tân Hội, Bình Thạnh thuộc thị xã Hồng Ngự; Thường Phước 1, Thường Phước 2, Thường Thới Hậu A, Thường Thới Hậu B, Thường Lạc, Thường Thới Tiền thuộc huyện Hồng Ngự; Bình Phú, Tân Hộ Cơ, Thông Bình và thị trấn Sa Rài thuộc huyện Tân Hồng.

Trong khu kinh tế cửa khẩu có hai cửa khẩu quốc tế là Thường Phước và Dinh Bà; năm cửa khẩu phụ là Sở Thượng, Thông Bình, Mộc Rá, Á Đôn, Bình Phú.Khu kinh tế cửa khẩu hiện có ba đô thị là trung tâm của thị xã Hồng Ngự, huyện Hồng Ngự và huyện Tân Hồng; đồng thời đang hình thành tiếp hai đô thị ở khu vực cửa khẩu quốc tế Thường Phước và Dinh Bà.Dân số trong Khu kinh tế cửa khẩu trên 191.000 người và người dân trong tuổi lao động chiếm 55%. Lợi thế chính ở khu kinh tế cửa khẩu là sản xuất nông nghiệp và dịch vụ thương mại qua lại biên giới.

Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể đánh giá khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Đồng Tháp có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của địa phương, đặc biệt là về vận chuyển đường thủy.
Với hai hệ thống kênh Nguyễn Văn Tiếp và kênh Trung ương sẽ tạo điều kiện kết nối, thông thương hàng hóa cho nhân dân trong khu vực với Thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra, các dự án đường bộ đang được triển khai sẽ tạo điều kiện giao thông thuận lợi và mang đến nhiều cơ hội hợp tác đầu tư.

Khu kinh tế tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực, gồm công nghiệp-thương mại-đô thị và nông lâm ngư nghiệp gắn với đảm bảo an ninh quốc phòng tại các cửa khẩu quốc tế cũng chính là trung tâm giao lưu phát triển kinh tế giữa các nước tiểu vùng sông Mekong, gần nhất là với Campuchia.

Tại hai đô thị cửa khẩu Dinh Bà và đô thị cửa khẩu Thường Phước có ba cụm công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp với tổng diện tích 60ha.

    KCN Việt Nam

    Hỗ trợ 24/7

    Tính lãi vay mua nhà Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Tháp

    Giá trị bất động sản (tỷ)
    Tỷ lệ vay (%)
    Kỳ hạn vay (năm )
    Lãi suất %/năm

    Kết quả

    16,91 tỷ
    Trả trước:
    3,950,000,000
    Nợ gốc:
    3,950,000,000
    Lãi:
    9,006,000,000
    Thanh toán tháng đầu:
    35,988,889
    Tải bảng tính đầy đủ

      Form đăng ký tư vấn

      Vui lòng nhập vào form dưới đây, mọi thông tin cá nhân của quý khách sẽ chỉ phục vụ việc liên lạc tư vấn, không sử dụng vào mục đích khác